Nắm Bắt Xu Hướng Cách Mạng Công Nghiêp 4.0 Toàn Cầu Cùng Mobieyes Smarthome
Ngày 15/11/2017 vừa qua - Triển khai Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, Bộ Công Thương vừa ban hành kế hoạch hàng động với tổng kinh phí thực hiện 60 tỷ đồng.
Cách mạng Công Nghiệp 4.0 là gì? Vì sao xu hướng Cách mạng Công Nghiệp 4.0 lại nhanh chóng phát triển và có sức ảnh hưởng trên khắp toàn cầu?
- Định nghĩa về Cách mạng Công Nghiệp 4.0
Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.
Nếu định nghĩa từ Gartner còn khó hiểu, Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau:
"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".
Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện "không có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.- Sức mạnh của Cách mạng công nghiệp 4.0
Nhìn lại chặng đường từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 đến nay, con người đã trải qua những cuộc cách mạng công nghiệp khoa học kỹ thuật lớn. Mỗi cuộc cách mạng đều đặc trưng bằng sự thay đổi về bản chất của sản xuất và sự thay đổi này được tạo ra bởi các đột phá của khoa học và công nghệ. Nhưng cuộc cách mạng mang tính lịch sử toàn cầu nhất chính là cuộc Cách mạng công nghiệp đầu tiên ở Anh năm 1784 mở đầu quá trình cơ giới hoá đã đánh dấu sự thay đổi to lớn cho lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Đến cuối thế kỷ 19, kéo dài đến đầu thế kỷ 20 cuộc Cách mạng công nghiệp thứ hai nhanh chóng phát triển, mang lại cho thế giới một bước chuyển mình ngoặn mục. Một trong những đặc điểm đáng lưu ý trong nền đại công nghiệp là dây chuyền sản xuất hàng loạt - áp dụng nguyên lý quản trị của F.W.Taylor (đề xuất năm 1909, ứng dụng vào thực tiễn năm 1913 - hãng Ford đi tiên phong). Các nhà khoa học đã có những phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới: máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động, người máy, hệ điều khiển tự động. Các nhà sáng chế thời kỳ này cũng nghiên cứu, tạo ra những vật liệu mới như chất polymer với độ bền và sức chịu nhiệt cao. Tận dụng những nguồn năng lượng mới và vô tận như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều… cũng được tìm ra để thay thế cho nguồn năng lượng cũ. Phát minh máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao và những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến qua hệ thống vệ tinh nhân tạo, những thành tựu kỳ diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ như phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất, bay vào vũ trụ và đặt chân lên mặt trăng. Ngoài ra, cuộc cách mạng lần thứ hai đã có những tiến bộ nhảy vọt trong cơ khí hóa, thủy lợi hóa, phương pháp lai tạo giống, chống sâu bệnh… giúp nhiều nước có thể khắc phục nạn thiếu lương thực, đói ăn kéo dài.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai thành công đã trở thành tiền đề vững chắc cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần ba mở ra kỷ nguyên mới diễn ra vào những năm 1970 với sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và Internet, tạo nên một thế giới kết nối.
Và giờ đây, khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu trổi dậy từ năm 2013, một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Đây được gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.
- Cách mạng Công Nghiệp 4.0 ở Việt Nam
Nắm bắt kịp thời xu hướng phát triển của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, Bộ Công Thương Việt Nam đã cho ban hành kế hoạch hành động với tổng kinh phí thực hiện 60 tỷ đồng. Mục tiêu tổng quát của quyết định là các cơ quan, chủ động nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng này trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong phát triển công nghiệp và thương mại. Cuộc Cách mạng Công Nghiệp 4.0 với rất nhiều đột phá trong khoa học, kỹ thuật chắc chắn sẽ mang đến một bước tiến mới thúc đẩy nền kinh tế, văn hóa, xã hội cho Việt Nam trong tương lai.
Hệ thống nhà thông minh MobiEyes SmartHome giải pháp giúp bạn bắt kịp xu hướng Cách mạng Công Nghiệp 4.0 tại Việt Nam.